Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Uống thuốc điều kinh có ảnh hưởng như thế nào tới rong kinh

thế nào là rong kinh là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới chứ không phải chỉ riêng bạn gặp phải. Theo lý thuyết, rong kinh ( rong huyết) là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất nhiều hơn 80ml/chu kỳ kinh nguyệt. 

Hiện tượng rong kinh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được xử lý, điều trị kịp thời. Đây cũng là triệu chứng cảnh báo của hàng loạt bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung và polyp. 

Các nguyên nhân khác như: tăng sản nội mạc tử cung, ung thư, rối loạn đông máu hoặc rối loạn tuyến giáp. …Rong kinh có thể ảnh hưởng đến thể chất, tình cảm và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

>>> Bạn đọc xem thêm: uong thuoc dieu kinh co anh huong gi khong

Nguyên nhân gây rong kinh
- Rong kinh cơ năng: Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản; thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, dùng thuốc phá thai & dùng các loại thuốc tránh thai. Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim, thận, bệnh lupus đỏ…

- Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Là do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)… Ngoài ra một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh, nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

Triệu chứng của rong kinh
- Có ngày đèn đỏ kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh vượt quá 80ml/ chu kỳ kinh nguyệt.

- Kinh nguyệt ra nhiều, mỗi lần thay băng phải cần đến 2 băng vệ sinh và phải thay băng liên tục mỗi giờ.

- Về ban đêm, kinh nguyệt ra nhiều và vẫn phải thay băng liên tục.

- Chị em có dấu hiệu mệt mỏi, thở dốc, có những triệu chứng của thiếu máu nếu như rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.

- Máu kinh đóng thành từng cục lớn và hay bị đau bụng dưới.

cách chữa bệnh rong kinh ở phụ nữ thuộc vào nguyên nhân gây rong kinh:
- Khuyến cáo cho các bệnh nhân không có bất thường cấu trúc, bất thường mô học hoặc u xơ có đường kính < 3cm, không gây biến dạng khoang tử cung, có thể bổ sung sắt trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt thứ phát do rong kinh.

- Lựa chọn điều trị rong kinh cho những bệnh nhân muốn duy trì khả năng sinh sản và dự định có thai trong tương lai gần hoặc những người không muốn sử dụng liệu pháp hormone thay thế.

- Trường hợp rong kinh kéo dài dùng thuốc có tác dụng cầm máu, sử dụng yếu tố đông máu thay thế, tùy theo từng trường hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét