Viêm vùng chậu là gì là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong tuổi sinh đẻ. Đây là một hội chứng lâm sàng gây nên bởi tình trạng nhiễm trùng của tử cung, tai vòi, buồng trứng, phúc mạc chậu và các cơ quan lân cận.
Nguyên nhân bệnh viêm vùng chậu là
Các yếu tố nguy cơ gây nên viêm vùng chậu bao gồm: phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, có quan hệ sớm và quan hệ với nhiều bạn tình, đã có tiền căn viêm cổ tử cung nhầy mủ điều trị không triệt để, tái phát nhiều lần. Ngoài ra các thủ thuật nạo hút thai, các thủ thuật trên âm đạo, cổ tử cung, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Đa số trường hợp mà nguyên nhân gây bệnh là những loại vi khuẩn lây lan qua đường tình dục như neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp nguyên nhân gây bệnh có thể do các loại vi khuẩn khác có mặt trong âm đạo như gardnerella vaginalis, haemophilus influenzae, mycoplasma hominis, ureaplasma urealyticum Group A streptococci, Peumococci và các loại trực trùng trong đường ruột.
Diễn tiến của dấu hiệu viêm nhiễm vùng chậu
Trong những trường hợp viêm vùng chậu không được điều trị hoặc điều trị không đúng mức có thể gây áp-xe vùng chậu, thường là khối áp-xe ở tai vòi buồng trứng, nhưng một số ít trường hợp khác có thể là khối áp-xe ở ruột non, ruột già hay ruột thừa. Khối áp-xe có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.
Một số trường hợp viêm vùng chậu để lại di chứng đau vùng chậu mạn tính dai dẳng nguyên do vi khuẩn neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis đều có phân tử có khả năng kết dính với các receptors của tế bào biểu mô đường sinh dục, đồng thời chúng tiết nội độc tố làm tổn thương hàng loạt lông chuyển của nội mạc vòi trứng gây ra xơ dính làm ảnh hưởng sự thụ thai của người bệnh đưa đến vô sinh và dễ biến chứng bị thai ngoài tử cung về sau.
điều trị viêm vùng chậu
Việc điều trị viêm vùng chậu chủ yếu là điều trị nội khoa với kháng sinh phổ rộng thích hợp, cần thiết điều trị sớm và liên tục có cơ may tránh được di chứng về sau của viêm vùng chậu. Tất cả các phác đồ điều trị phải hiệu quả đối với cả neisseria gonorrheae lẫn chlamydia trachomatis. Đối với các thể bệnh nhẹ, có thể điều trị tại nhà.
Tuy nhiên với các thể bệnh nặng cần phải nhập viện điều trị. Tiêu chuẩn điều trị nội trú tại bệnh viện bao gồm các tình huống sau: người bệnh trẻ dưới 18 tuổi, khi xác định viêm vùng chậu mà chưa loại trừ các bệnh lý ngoại khoa khác như bệnh viêm ruột thừa; người bệnh đang mang thai; người bệnh điều trị ngoại trú không đạt kết quả, có kèm sốt cao 39độ C hoặc xét nghiệm máu bạch cầu tăng 15.000m3 và thăm khám bụng và âm đạo có khối áp-xe phần phụ.
viêm phần phụ có nguy hiểm không Viêm phần phụ là loại nhiễm khuẩn khá phổ biến. Viêm phần phụ là vòi trứng, buồng trứng, dây chằng và tất cả đều có thể bị viêm nhiễm, nhưng tổn thương ở vòi trứng là quan trọng. Tổn thương ở buồng trứng thường là xơ nang hóa. Thương tổn ở vòi trứng có những hình thái như: Tắc vòi trứng ở phần kẽ, eo; tắc loa vòi trứng có kèm hoặc không với ứ nước vòi trứng, viêm vòi trứng dính với buồng trứng, hố chậu.
Nguyên nhân gây biểu hiện của viêm phần phụ
- Viêm phần phụ thường do vi khuẩn gây nên như Chlamydia, tụ cầu (Staphylococus), liên cầu (Streptococcus)…
- Do nhiễm trùng sau khi sinh, sẩy thai.
- Do các thủ thuật phụ khoa không an toàn như dụng cụ ngừa thai trong tử cung, dụng cụ nạo phá thai.
- Trong thời kỳ kinh nguyệt không chú ý giữ vệ sinh cá nhân.
- Sinh hoạt tình dục sớm khi chưa đủ tuổi, kết hôn sớm, sinh đẻ sớm; Sinh hoạt tình dục quá nhiều hoặc sinh hoạt tình dục quá sớm sau khi sinh.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
Triệu chứng của viêm phần phụ là gì?
Viêm phần phụ có 2 dạng cấp tính và mạn tính
- Đối với viêm phần phụ cấp tính: Người bệnh thấy đau ở vùng hạ vị, thường đau ở cả 2 bên hố chậu nhưng bao giờ một bên cũng đau trội hơn bên kia. Đau liên tục có khi đau dữ dội. Khi một bệnh nhân nữ đau ở hạ vị và ra khí hư thì phải nghĩ đến viêm phần phụ. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị sốt, nhiệt độ tăng vừa phải, ít khi sốt cao, mạch nhanh. Ngoài ra, người bệnh cảm thấy đau khi nắn vùng hạ vị, trên xương vệ. Thăm 2 bên túi cùng, bệnh nhân đau nhói. Khối nề cạnh tử cung, di động tử cung khó và rất đau là một triệu chứng quan trọng.
- Đối với viêm phần phụ mạn tính: Người bệnh thấy đau ở vùng hạ vị, đau hai bên hố chậu, cơn đau sẽ tăng lên khi làm việc nặng, đi lại nhiều; khí hư ra nhiều; ra máu bất thường trước và sau kỳ kinh, hoặc bị rong kinh. Ở triệu chứng thực thể khi thăm âm đạo phối hợp với nắn bụng sẽ thấy tử cung di động hạn chế, khi di động thì đau.
>>> Bạn đọc xem thêm: Chi phí điều trị viêm âm đạo
Điều trị viêm phần phụ
- Đối với viêm phần phụ cấp tính: Điều trị nội khoa là chính, làm kháng sinh đồ và điều trị theo kháng sinh đồ.
Toàn thân: Người bệnh cần nghỉ ngơi, chườm lạnh ở vùng hạ vị, sinh tố C liều cao, dinh dưỡng tốt và chống táo bón.
Điều trị ngoại khoa: Khi có biến chứng apxe Dougla.
- Đối với viêm phần phụ mãn tính:
Điều trị nội khoa là chính: Trong quá trình điều trị, nên làm những việc nhẹ, tránh đi lại nhiều, sinh hoạt điều độ…
Điều trị tại chỗ bằng liệu pháp sóng ngắn, để tăng sức đề kháng của tế bào. Cần chú ý không điều trị sóng ngắn ở hình thái bán cấp, trong lúc có kinh nguyệt.